Bạn có nhu cầu cải tạo sân vườn, nhà để xe nhưng bạn lại không biết sẽ thực hiện ra sao, xử lí như thế nào. Và bạn được người quen giới thiệu sử dụng sản phẩm gạch con sâu để thực hiện lát sân, trang trí… Khi này, bạn sẽ cần đến những thông tin về loại gạch này. Tuy nhiên, bởi gạch thuộc vào các sản phẩm xây dựng, một mảng kiến thức mà ngoài những người thuộc chuyên môn thì không mấy ai để tâm đến, đặc biệt là phụ nưc. Thế nên không hẳn dễ để tìm được những thông tin mình cần trong số những thông tin mà internet cung cấp.
Để giải đáp những thắc mắc của người sử dụng, người có nhu cầu đối với sản phẩm này và các khách hàng trong tương lai… Ở bài viết này, chúng tôi sẽ tổng hợp tất cả những mặt cũ và mới của sản phẩm này để người đọc có được cái nhìn đúng đắn cùng với kiến thức chính xác nhất của sản phẩm gạch con sâu.
Tại sao lại gọi là gạch con sâu.
Cái tên gạch con sâu là một cái tên dung dị nhưng lại mang tính chuyên môn cao. Bạn có thể sử dụng cái tên này để hỏi về loại gạch mà bạn cần ở bất kì cửa hàng nào bạn đế. Thực tế thì khi nhìn vào những viên gạch uốn lượng đẹp mắt như thế thì chắc bạn cũng đã phần nào biết được lịch sử cái tên đó rồi phải không nào. Đơn giản, nó được gọi bằng cái tên này bởi vì hình ảnh của nó trông gần giống với con sâu. Nhưng nếu ban muốn một cái tên khác hơn vì bạn nổi da gà và dị ứng với sâu… thì bạn có thể gọi nó bằng nhiều cái tên khác nữa như gạch bê tông tự chèn hay tự chèn.
Cấu tạo của gạch con sâu.
Mặc dù nhìn có vẻ nhỏ nhắn, nhưng để làm ra được một viên gạch con sâu chất lượng quả thật không phải là một chuyện đơn giản. Bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm và quá trình pha trộn của người thợ cũng như công nghẹ cao của nhà máy. Cụ thể, để có được những viên gạch con sâu đều tăm tắp, người thợ phải thực hiện trộn đều các nguyên vật liệu xây dựng bao gồm đá, xi măng, cát, bột màu… và phụ gai lại với nhau theo liều lượng chính xác được đo lường riêng.
Tiếp đó, người ta sẽ dùng hỗn hợp vừa trộn đó đem lèn vào các khuôn gạch đã có sẵn và sử dụng lực rung hoặc ép để tạo độ kết dính cho hỗn hợp. Cuối cùng, sau khi thực hiện quá trình rung ép, gạch con sâu sẽ trải qua quá trình bảo dưỡng để sản phẩm gạch đạt được độ cứng , bền và có được tỷ lệ nước thấp như mong muốn. Sản phẩm sau khi trải qua 4 quá trình bao gồm nguyên liệu, phối liệu, rung ép và bảo dưỡng sẽ được đưa vào sử dụng.
Độ chịu lực của gach con sâu.
Là loại gạch không sử dụng phương pháp nung bằng nhiệt như ở các loại gạch thông thường. Đồng thời, loại gạch này lại còn có tỷ lệ nước thấp và phương pháp rung ép từ công nghệ cao cho độ kết dính vượt trội… Thế nên không có gì lạ nếu độ chịu lực của gạch con sâu được ví ngang với bê tông cốt thép kiên cố. Thông thường độ chịu lực của gạch con sâu sẽ đạt ở mức Mác 200 tương đương với 20Mpa, nhưng đối với những loại gạch con sâu chuyên dụng, độ chịu lực của nó sẽ tăng lên đáng kể vào mức từ 300 đến 600 kilogram, tương đương với 30 đến 60MPa.
Liên kết giữa các viên gạch là rất chắc chắn.
Ngoài việc chính bản thân gạch con sâu sở hữu độ chắc chắn tuyệt vời thì việc liên kết cũng là một phần khiến cho tác dụng chịu lực của loại gạch này được củng cố và tăng thêm gấp nhiều lần. Đó cũng là lí do khiến viên gach này xuất hiện những đường cong uốn lượn, những đường dích dắc được chủ tâm hình thành và xuất hiện trên những viên gạch này. Theo đó, khi những viên gạch này được xếp lại với nhau, các viền gạch sẽ được xếp cạnh và liên kết với nhau để tạo thành một chiếc thảm chịu lực cực kì lớn. Nhờ sự liên kết này mà việc chịu lực chạy nhảy, bảo vệ các vùng đất sạt lún, các vùng đất có thực hiện các công trình ngầm trở nên kiên cố và vững chắc hơn bao giờ hết.
Gạch con sâu có màu sắc đa dạng và phong phú.
Nếu như bạn nghĩ rằng gạch con sâu với một mẫu mã, một khuôn dáng nhất định sẽ không thể tạo nên những sản phẩm mang tính nghệ thuật và độc đáo riêng thì bạn đã lầm. Bởi mặc dù cùng một khuôn mẫu nhưng màu sắc cũng như chủng loại của gạch con sâu lại khá phong phú và đa dạng.
Cụ thể, loại gạch con sâu này sẽ có hai hình thức để người dùng có thể lựa chọn tuỳ theo nhu cầu sử dụng đó là mặt nhám và mặt bóng. Đối với gạch con sâu mặt nhám, nó sẽ phù hợp với những không gian yêu cầu về độ chắc chắn như công viên, vỉa hè, sân trường học hay sân của các trung cư, bệnh viện… Trong khi đó, gạch con sâu loại bóng lại phù hợp với những không gian mang tính sang trọng hơn.
Ngoài ra, hiện nay, gạch con sâu được cập nhật thêm rất nhiều những màu sắc khác so với màu vàng đất và màu đỏ thông thường. Do đó, tuỳ theo tính sáng tạo và nhu cầu sử dụng mà người thiết kế có thể lựa chọn để cho ra những sản phẩm mang tính nghệ thuật độc đáo và phá cách riêng. Việc hình thành nên những sản phẩm phối màu sắc như thế phụ thuộc vào khả năng tưởng tượng và xếp hình của người thiết kế.
Phù hợp với các công trình xây dựng cần sự lâu bền và chắc chắn.
Nói về sự chắc chắn thì gạch con sâu hẳn sẽ là một hình mẫu lí tưởng bởi độ liên kết giữa các đường dích dắc của các viên gạch là khá cao. Nhưng quan trọng hơn nữa đó là độ dày của gạch. Hầu hết tất cả những sản phẩm gạch con sâu đều được thiết kế rất dày, với độ dày này, việc bám dính của các viên gạch sẽ cao hơn, đồng thời việc khiến gạch bị lật cũng sẽ được hạn chế tối đa. Đó là lí do vì sao các vỉa hè có lưu lượng giao thông lớn, các công viên thường xuyên có ngời chạy nhảy lại sử dụng loại gạch này…. đó chính là bởi đây là loại gạch tuyệt vời với khả năng bám dính cực kì cao.
Gạch con sâu tiết kiệm chi phí.
Sử dụng gạch con sâu nói riêng và các loại nói chung, chi phí xây dựng sẽ được giảm đi rất nhiều bởi giá cả của những loại vật liệu xây dựng này tương đối dễ chịu. Đặc biệt là so với các loại gạch nung thì sản phẩm này gần như rẻ hơn hẳn. Tuy nhiên, sẽ tuỳ vào kích thước cũng như màu sắc và thiết kế hoa văn mà giữa các sản phẩm cùng loại sẽ có sự khác nhau. Để biết giá thành cụ thể cũng như được tư vấn rõ hơn, các bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ email info@gachdongphat.com hoặc qua số điện thoại 0251.396.7878.